Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?


Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 19.861
Truy cập trong tháng: 91.734
Truy cập trong năm: 450.113
Tổng lượt truy cập: 5.642.491
Lượt truy cập hiện tại: 748

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đông thành Thủy Quan dưới triều Nguyễn
Lượt đọc 3145Ngày cập nhật 9:40 08/07/2020

Đông thành Thủy Quan là một trong hai cửa đường thủy dẫn vào sông Ngự Hà nằm giữa Kinh thành Huế.

Kinh Thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và dần hoàn thiện kiến trúc như hiện nay dưới thời vua Minh Mạng. Ngoài hệ thống 10 cửa chính, triều Nguyễn cũng xây dựng hai lối vào sông Ngự Hà nằm giữa Kinh thành Huế là Đông thành Thủy Quan và Tây thành Thủy Quan.

Đông thành Thủy Quan bắc qua sông Ngự Hà. Ảnh: Võ Thạnh

Đông thành Thủy Quan bắc qua sông Ngự Hà. Ảnh: Võ Thạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo Đại nam Nhất thống chí, Đông thành Thủy Quan (cửa cống nước mặt phía đông của Kinh thành) được xây dựng từ năm Gia Long thứ 7 (1806) với tên gọi ban đầu là cầu Thanh Long làm bằng gỗ. Năm 1830, vua Minh Mạng thay thế cầu gỗ bằng đá, xếp đặt thành một chiếc thủy quan (cửa cống đóng mở nước) ở Kinh thành với các cửa áp (then cài cống nước), trên lan can cầu bố trí hệ thống pháo môn. Tên gọi Đông thành Thủy Quan bắt đầu từ thời này.

Qua các sử liệu, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho rằng, Đông thành Thủy Quan là điểm kết nối các bờ thành ở hai bên mặt Chánh Đông và Đông Bắc của Kinh thành Huế với nhau. Bởi thế, hệ thống phòng thủ xung quanh Đông thành Thủy Quan khá dày đặc và tương đối độc đáo so với các khu vực khác, là nơi đóng vai trò trọng yếu nhất trong hệ thống phòng thủ Kinh thành Huế.

Đông thành Thủy Quan vừa là cống, nhưng cũng có chức năng là chiếc cầu nối hai bên bờ sông Ngự Hà. Người đứng từ Đông thành Thủy Quan có thể trực tiếp giám sát, quản lý các thuyền bè từ sông Hương, và nhất là từ đường biển tiến lên sông Hương để vào Kinh đô Huế. Trong Châu bản triều Nguyễn, quân lính bảo vệ ở Đông thành Thủy Quan có nhiệm vụ bắn pháo hiệu để mở áp quan (cửa cống) khi có thuyền của vua đi qua.

Vừa qua, người dân sống trên di tích Thượng Thành (kinh thành Huế) tự tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền đã phát lộ một cổng thành dạng vòm cao 108 cm, rộng 85 cm ở bên trái Đông thành Thủy Quan. Một chiếc cổng có kiến trúc tương tự cũng được phát hiện ở bên phải Đông Thành Thủy Quan, cách cổng thứ nhất khoảng 80 m. Chiếc cổng này bị bịt kín bởi lớp mái che xi măng do người dân xây dựng lên.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Huế khẳng định, hai chiếc cổng vừa lộ diện là nơi đặt đại pháo. Đông thành Thủy Quan gồm 15 pháo môn, trong đó 13 pháo môn hình tròn ở trên thành cổng và 2 pháo môn - cửa đặt đại pháo ở hai bên mặt thành đã tạo thành lá chắn phòng thủ khá chắc chắn cho một phần khu vực Đông Bắc kinh thành Huế.

Nhà văn hóa Nguyễn Xuân Hoa tìm tư liệu về Đông thành Thủy Quan. Ảnh: Võ Thạnh

Nhà văn hóa Nguyễn Xuân Hoa tìm tư liệu về Đông Thành Thủy Quan. Ảnh: Võ Thạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghiên cứu Đại nam Nhất thống chíĐại nam thực lục nói về Đông thành Thủy Quan, nhà văn hóa Nguyễn Xuân Hoa cho rằng Đông Thành Thủy Quan là một vị trí phòng thủ quan trọng của Kinh thành Huế xưa. Đây là lối đường thủy mà các tàu thuyền muốn vào bên trong Kinh thành Huế đều phải đi qua. Bởi vậy, ngoài việc bố trí 13 pháo nhãn hình tròn trên cầu, triều đình Nguyễn cũng bố trí nhiều pháo nhãn hai bên Đông thành Thủy Quan.

"Toàn Kinh thành Huế có 24 pháo đài, mỗi pháo đài đều có dược khố là nơi chứa thuốc súng diêm tiêu. Riêng Đông thành Thủy Quan có hai pháo đài hai bên là Đông Vĩnh và Đông Phụ với 16 lỗ pháo nhãn. Tư liệu của Linh mục L. Cadière cũng cho biết đây là điểm đóng quân của Long Võ Hữu Vệ, gồm 10 đội quân của triều Nguyễn", ông Hoa nói.

Do là vị trí đặc biệt, phía dưới Đông thành Thủy Quan có cửa để ngăn tàu thuyền ra vào. Sách Đại nam thực lục từng ghi chép, vào năm 1842, vua Thiệu Trị trong chuyến tuần du ra Bắc khi trở lại Kinh thành Huế đã vào sông Ngự Hà theo lối Đông thành Thủy Quan.

Chiếc cổng nằm bên trái Đông thành Thủy Quan mới lộ diện sau khi nhà dân tháo dỡ. Ảnh: Võ Thạnh

Chiếc cổng nằm bên trái Đông thành Thủy Quan mới lộ diện sau khi nhà dân tháo dỡ. Ảnh: Võ Thạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà văn hóa Nguyễn Xuân Hoa cho rằng Đông thành Thủy Quan, Kinh thành Huế cũng còn nhiều bí ẩn cần giải mã. Với việc giải tỏa dân cư Thượng Thành hoàn thành, những công trình triều Nguyễn với những pháo đài sẽ dần xuất hiện.

"Tương lai, di tích Thượng Thành có thể trở thành một địa điểm du lịch khá thú vị nếu chính quyền biết khai thác đúng cách" ông Hoa gợi mở.

Trước và sau năm 1975, hàng nghìn hộ dân đã lên khu vực Thượng Thành, Eo Bầu và các khu di tích nằm trong Kinh thành Huế sinh sống, xây nhà cửa kiên cố. Tháng 3, 523 hộ dân ở di tích Thượng Thành đã tự tháo dỡ nhà cửa, hoàn trả mặt bằng để di dời ra khu tái định cư Hương Sơ. Theo kế hoạch, năm 2020 chính quyền giải tỏa khu vực Eo Bầu; năm 2021 di dời dân ở Hộ Thành Hào và tuyến phòng hộ.

Võ Thạnh

Theo VNEXPRESS
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày