Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 29.639
Truy cập trong tháng: 101.512
Truy cập trong năm: 459.891
Tổng lượt truy cập: 5.652.269
Lượt truy cập hiện tại: 30

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đưa áo dài Huế trở lại “thuở vàng son”
Lượt đọc 3262Ngày cập nhật 1:58 19/02/2021

Trải qua nhiều năm thăng trầm, từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài Việt Nam đã trở thành một biểu tượng, bản sắc văn hóa về trang phục Việt. Riêng với xứ Huế, áo dài còn mang một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ.

Du khách mặc áo dài dạo phố. Ảnh: P. Đạt.
Du khách mặc áo dài dạo phố. Ảnh: P. Đạt.

Huế - “người mẹ” sản sinh, nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam

Áo dài truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống của người Việt Nam và là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Với Huế, vẻ đẹp của người phụ nữ được toát lên qua tà áo dài truyền thống.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế khẳng định, Phú Xuân - Huế chính là chiếc nôi khai sinh của tà áo dài Việt Nam. Từ những năm 1740, dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, áo dài Huế đã xuất hiện và trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong.

Cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế mặc áo dài trong làm việc. Ảnh: PĐ.
Cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế mặc áo dài trong làm việc. Ảnh: PĐ.

Riêng xứ Huế, áo dài còn mang một quá khứ vàng son, một kiểu cách rất riêng của vùng đất kinh kỳ. Ở các vùng miền trong nước, áo dài thường là lễ phục, với Huế áo dài vừa là một phần trong lễ phục, vừa là y phục thường ngày.

"Huế là người mẹ đã sản sinh và nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam, áo dài cũng từng góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn hóa Huế", ông Hoa nói.

Tự hào là vậy, nhưng cũng theo ông Nguyễn Xuân Hoa, với những thăng trầm của thế sự, từng có lúc áo dài Huế như viên ngọc quý đã bị lớp bụi hờ hững của người đời che lấp hết đi vẻ đẹp vốn có. Mãi từ năm 1990 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài mới dần hồi sinh với diện mạo mới.

Đến nay, áo dài Huế vẫn đang đứng trước những xu hướng cách tân nên chắc chắn sẽ không có một mẫu áo dài nào bất biến, càng không thể có một mẫu áo dài chỉ dành riêng cho Huế. Tuy nhiên, hiện phần đông phụ nữ Huế vẫn hướng đến những kiểu dáng mà giá trị đã được sàng lọc qua thời gian.

Một số hình ảnh trong Lễ hội áo dài Huế.
Một số hình ảnh trong Lễ hội áo dài Huế. Ảnh: PĐ.

Đi tìm “thuở vàng son”

Làm gì để áo dài thực sự hồi sinh? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, trước hết, cần thừa nhận thời đại đã đổi khác, rất khó để những tà áo dài truyền thống lại bay bay khắp mọi nhà, mọi đường phố, đường làng, hay trong chợ, trên sông, ngoài ruộng đồng… như một thời Huế từng có.

Áo dài cách tân được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh: PĐ.
Áo dài cách tân được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh: PĐ.

Ngoài nỗ lực tiếp tục mở rộng các phương thức hướng dẫn nữ sinh, vận động phụ nữ thường xuyên sử dụng trang phục áo dài trong các sinh hoạt xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tổ chức thêm các hoạt động quảng bá, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế...

Nhiều người dân, du khách mặc áo dài dạo phố. Ảnh: PĐ.
Nhiều người dân, du khách mặc áo dài dạo phố. Ảnh: PĐ.

Hàng năm, cơ quan quản lí di tích cố đô đều tổ chức ngày Đại lễ tôn vinh áo dài tại lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát, lăng vua Minh Mạng, tạ ơn các vị có công khai sáng trang phục áo dài Việt Nam. Quy định trong các buổi tiếp tân long trọng của tỉnh và thành phố, mọi nhân viên làm nhiệm vụ tiếp tân, cả nam và nữ đều mặc trang phục áo dài.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế mặc áo dài lên giảng đường. Ảnh: PĐ.
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế mặc áo dài lên giảng đường. Ảnh: PĐ.

“Hãy để thời gian làm vị giám khảo sàng lọc và lựa chọn; nhưng cần đồng thời chủ động hướng dẫn giới trẻ, nhất là nữ sinh, thấm nhuần ý nghĩa áo dài Huế là một nét tâm hồn của phụ nữ Việt Nam, để chính các bạn trẻ biết chọn lựa đúng đắn áo dài thời trang phù hợp với cốt cách Việt Nam, tránh sa vào những kiểu dáng ngoại lai”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhấn mạnh.

Để áo dài phục sinh trên đất Huế chính là làm giàu thêm cho Huế, giàu cả về những giá trị văn hóa và giàu lên nhờ dịch vụ áo dài phát triển. Thương hiệu áo dài Huế phát triển sẽ kéo theo du lịch Huế, kinh tế xã hội Huế phát triển.

PHÚC ĐẠT

Theo Lao động online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày