Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 31.418
Truy cập trong tháng: 103.291
Truy cập trong năm: 461.670
Tổng lượt truy cập: 5.654.048
Lượt truy cập hiện tại: 198

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn
Lượt đọc 4649Ngày cập nhật 5:51 18/06/2020

Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn / TS. Nguyễn Thế Kỷ. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2013. - 321tr. ; 21cm.

 

Trong suốt chặng đường 88 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều mặt.

Từ Báo Thanh niên - tờ báo cách mạng được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo năm 1925, đến nay, cả nước đã có hơn 800 cơ quan báo chí in, 67 đài phát thanh, truyền hình, hơn 60 báo điện tử và hàng trăm trang thông tin điện tử là cánh tay nối dài của các báo, tạp chí… Hơn bao giờ hết, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và cả không ít khó khăn, thách thức. Đó là yêu cầu cách mạng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại; tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy, gần gũi của nhân dân; là quá trình hội tụ truyền thông, tích hợp đa phương tiện, đa loại hình.

Báo chí ta hiện nay có diện mạo ra sao; đang phát triển như thế nào; công tác lãnh đạo, quản lý đang đặt ra những yêu cầu gì; có điều gì cần quan tâm, giải quyết? Khá nhiều vấn đề vừa nêu đã được TS. Nguyễn Thế Kỷ, bằng trải nghiệm hàng chục năm ở báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử; ở các cương vị quản lý, chỉ đạo công tác báo chí, đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất cách nhìn, hướng đi, nhiệm vụ, giải pháp trong một số cuốn sách, công trình nghiên cứu mấy năm gần đây.

 Cuốn sách “Báo chí - Dưới góc nhìn thực tiễn” là tuyển chọn các bài viết, công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thế Kỷ về báo chí và văn hóa. Sách gồm hai phần:

 - Phần 1: Báo chí - Những góc nhìn. Tác giả cố gắng khắc họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí nước nhà; những vấn đề then chốt trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Đó là công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí cả nước; là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí trên các mặt: bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp; báo chí với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đối ngoại, bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc…

- Phần 2: Những câu chuyện văn hóa. Là những ghi chép, những cảm xúc chân thành, đằm thắm về đất nước, về con người, về những vùng đất mà tác giả đã đi, đã viết, đã lắng thành những kỷ niệm khó quên. Tác giả có những trang viết sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, về Đảng quang vinh, dân tộc anh hùng, nhân dân dũng cảm, bạn bè quốc tế thủy chung, son sắt. Nổi rõ trong đó là quê hương xứ Nghệ, là dải đất miền Trung trữ tình, gian khó, đang vươn về phía trước.

Sách hiện có tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Ký hiệu phân loại:  959.704 /TR121Đ

     Ký hiệu kho:

                    Kho Đọc:                   D.039482.

                    Kho Mượn:                M.051311 - M.05312.

                    Kho Địa chí:             DC.002071

 

Hoài Hương B biên soạn
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày