Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?


Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 18.405
Truy cập trong tháng: 90.278
Truy cập trong năm: 448.657
Tổng lượt truy cập: 5.641.035
Lượt truy cập hiện tại: 560

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thuận Quảng thời Tây Sơn
Lượt đọc 4821Ngày cập nhật 2:35 11/08/2020

Thuận Quảng thời Tây Sơn / Đỗ Bang (ch.b.), Phan Đăng, Trần Viết Điền.... - H. : Tri thức, 2019. - 323tr. : ảnh ; 24cm.

 

           Thuận Quảng Thời Tây Sơn bao gồm vùng đất Thuận Hóa và Quảng Nam ra đời vào thế kỷ XV dưới triều vua Lê Thanh Tông. Thừa Tuyên Thuận Hóa thành lập vào năm 1466, có hai phủ: Tân Bình và Triệu Phong; Phủ Tân Bình, nay thuộc đất của tỉnh Quảng Bình và hai huyện Vĩnh Linh, Do Linh của tỉnh Quảng Trị. Phủ Triệu Phong, từ cửa Việt, phía Nam sông Hiếu của tỉnh Quảng Trị đến cửa Đại, phía Bắc sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam, nay là đất phía Nam của tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, huyện Điện Bàn và thành phố Hội An.

           Năm 1471, sau khi đánh Champa, vua Lê Thánh Tông đã đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, bao gồn đất phía Nam của tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định ngày nay.

           Dưới thời Tây Sơn, đất Thuận Quảng có phủ Quy Nhơn, đất khởi phát của phong trào Tây Sơn và là kinh đô dưới triều vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc). Có Phú Xuân, đất dựng nghiệp của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và là kinh đô dưới triều vua Quang Trung và Cảnh Thịnh. Thuận Hóa dưới thời Tây Sơn không những có vị trí quan trọng trong lịch sử Tây Sơn mà cả dân tộc. Vì ở đây, là trung tâm đầu não chỉ huy, là điểm xuất phát quân Tây Sơn và Nam đánh tan 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút vào đầu năm 1785, tấn công ra Bắc đánh chiếm Phú Xuân, Thăng Long vào mùa hè năm 1786, giải phóng nông dân Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước và là nơi xuất quân đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh vào đầu năm 1789. Các chính sách tiến bộ dưới vương triều Quang Trung cũng được ban hành tại kinh đô Phú Xuân.

            Quyển sách giới thiệu tổng quan các thành tựu nghiên cứu; Bối cảnh lịch sử vùng Thuận - Quảng nửa sau thế kỷ XVIII; Chính sách của các chúa Nguyễn với vùng đất Thuận Quảng và những ảnh hưởng đến phong trào Tây Sơn.

             Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.


 

Thanh Thu giới thiệu
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày