Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 28.974
Truy cập trong tháng: 100.847
Truy cập trong năm: 459.226
Tổng lượt truy cập: 5.651.604
Lượt truy cập hiện tại: 5.801

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nhìn lại xứ Gia Định và cuộc nội chiến Tây Sơn Nguyễn Ánh 1777 - 1789
Lượt đọc 4162Ngày cập nhật 9:50 17/12/2020

Nhìn lại xứ Gia Định và cuộc nội chiến Tây Sơn Nguyễn Ánh 1777 - 1789 / Nguyễn Hữu Hiếu. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2020. - 319tr. : ảnh, bảng ; 23cm.

 

         Có thể nói, thế kỷ XVIII là thế kỷ đầy biến động nhất trong lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở cuộc nội chiến kéo dài 45 năm (1627 - 1672) giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, một thế lực chính trị mới ra đời ở phía nam, thường được các thương thuyền phương Tây gọi là Đàng Trong (của chúa Nguyễn), đối nghịch với Đàng Ngoài của chúa Trịnh. Nhưng cả hai đều vẫn tôn phò nhà Lê, dù chỉ trên danh nghĩa.
         Do điều kiện tự nhiên và lịch sử quy định, tiến trình xã hội của hai đang diễn ra theo hai xu thế khác nhau dưới sức ép của chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên đà phát triển với tham vọng tìm kiếm thuộc địa ở Đông Nam Á. 
        Đàng Ngoài vẫn tiếp tục vận động trong cơ chế của một xã hội nông nghiệp theo khuôn khổ Nho giáo đã thâm căn hàng ngàn năm, dù có mang dáng dấp hơi khác lạ của chế độ Mạc phủ Nhật Bản.
        Nam tiến là xu thế trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ Thuận Quảng bằng con đường ngoại giao và áp lực quân sự qua các cuộc “chiến tranh ủy quyền”, tiến trình Nam tiến được đẩy nhanh. Đến giữa thế kỷ XVIII, biên cương Đàng Trong từ núi Đá Bia kéo dài đến tận Cà Mau - Hà Tiên - Phú Quốc. 
        Hoàn tất cuộc Nam tiến đưa đến bảng sơ kết về thành tựu của gần hai trăm năm khai hoang mở cõi với sự hình thành một vùng đất mới cùng những thành tích không có tiền lệ trong lịch sử dân tộc.
        Chính sự phát triển quá nhanh về cương vực cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa mà trong đó tiền tệ đóng vai trò chi phối mang tính quyết định làm cho chính quyền chúa Nguyễn lung túng đối phó. Càng tìm cách chống đỡ, chính quyền Đàng Trong càng bộc lộ chỗ yếu kém của mình trong quản lý xã hội, nhứt là việc tổ chức sản xuất, lưu thong, phân phối và tiêu dung. Trong khi lúa gạo ở Đồng Nai – miệt Cửu Long dư thừa thì Thuận Quảng lại rơi vào tình trạng đói kém trầm trọng. Tình huống này không hoàn toàn do sự bốc lột của giai cấp phong kiến, mà phần lớn do chánh sách quản lý lạc hậu của chúa Nguyễn.
        Phong trào Tây Sơn nổ ra đúng lúc, đáp ứng yêu cầu thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc. Phong trào này không đơn thuần là phong trào khởi nghĩa nông dân, nên chẳng những tiêu diệt chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn, chính quyền Đàng Ngoài của vua Lê – chúa Trịnh, mà còn đập tan âm mưu can thiệp của 5 vạn quân Xiêm La và 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh bảo vệ độc lập Tổ quốc.
Cuốn sách Nhìn lại xứ Gia Định và cuộc nội chiến Tây Sơn Nguyễn Ánh 1777 – 1789 gồm 3 chương:

          Chương I: Tình hình Nam Bộ đến cuối thế kỷ XVIII

          Chương II: Cuộc nội chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh trên đất Gia Định (1777 – 1789)

          Chương III: Tính chất cuộc nội chiến và nguyên nhân thắng lợi của Nguyễn Ánh

           Nhìn lại lịch sử, để nhận thức đúng như nó đã diễn ra là một việc làm cần thiết và cấp bách trong công cuộc đổi mới hiện nay.

            Sách hiện có tại Thư viện, trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

         


 

 
 
 
Thanh Thu giới thiệu
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày