Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 16.243
Truy cập trong tháng: 131.145
Truy cập trong năm: 489.524
Tổng lượt truy cập: 5.681.902
Lượt truy cập hiện tại: 502

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thư mục đề yếu sắc phong triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế. - Huế : Thuận Hóa, 2018. - 734tr. ; 24cm.
Lượt đọc 13643Ngày cập nhật 3:55 27/04/2018

   Giới thiệu Công trình tổng hợp thư mục đề yếu của 2.171 sắc phong trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

   Qua 143 năm (1802 – 1945) tồn tại, triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử nước nhà nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các bình diện: kinh tế, văn hóa, xã hội… và đặc biệt trên phương diện di sản tư liệu thành văn, triều đại này đã để lại nguồn di sản Hán Nôm đồ sộ, phong phú và đa dạng. Các văn bản hành chính của vương triều này, đặc biệt là sắc phong vẫn được các làng quê và các dòng họ Việt Nam nâng niu, gìn giữ như báu vật.

   Trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, Kinh đô Huế giờ đã trở thành một Cố đô. Nhưng những gì còn lại vẫn toát lên sự oai hùng của vương triều vang bóng một thời.

  Cũng như các triều đại trước, triều Nguyễn đã ban hành nhiều dạng sắc phong bổ dụng, thăng cấp, thuyên chuyển, giáng chức, và sắc phong cho cha mẹ, ông bà, …của quan từ tứ phẩm trở lên mỗi khi lên ngôi hay cử hành lễ mừng thọ. Nhưng khác với các triều đại trước, triều Nguyễn đã điển chế việc phong sắc thần và phong sắc quan chức một cách quy củ, chặt chẽ trên các mặt như: điều kiện được phong, quy trình phong, chất liệu, trang trí, kích cỡ và lời văn của sắc phong.

    Nhằm đưa đến cho độc giả, các nhà nghiên cứu và những cá nhân, tổ chức quan tâm cái nhìn tổng quan về nguồn văn bản sắc phong, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp hình thành công trình: “Thư mục đề yếu sắc phong triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế”.

   Công trình là sự tổng hợp thư mục đề yếu của 2.171 sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là kết quả của quá trình số hóa, lập phiếu thư mục trên cơ sở 10 năm tiến hành số hóa văn bản Hán Nôm ở nhiều làng xã của tỉnh Thừa Thiên Huế.

   Các nhóm nghiên cứu, phiên dịch đã ghi lại nội dung trích yếu của mỗi sắc phong. Cung cấp cụ thể về các thần linh được triều đình thừa nhận, ban sắc cho dân làng phụng thờ, các mỹ hiệu, mỹ tự qua thời gian; hoặc lịch trình sắc phong cho quan chức, từ khi bổ nhiệm, thăng thưởng cho đến khi hồi hưu hoặc qua đời.

   Với tính độc đáo, độc bản, đặc trưng, quý hiếm và thể hiện truyền thống tự hào của làng xã, gia đình ở mỗi địa phương, sắc phong chính là nguồn văn bản quan trọng, có giá trị và ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu về nhiều phương diện liên quan đến lịch sử văn hóa nước nhà.

    Thư mục hiện có tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Thanh Huyền phòng Bổ sung - Biên mục biên soạn
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày