Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 18.414
Truy cập trong tháng: 133.316
Truy cập trong năm: 491.695
Tổng lượt truy cập: 5.684.073
Lượt truy cập hiện tại: 846

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Họa sĩ Vĩnh Phối: Giã biệt cuộc “rong chơi”
Lượt đọc 9473Ngày cập nhật 9:03 25/07/2017

Họa sĩ Vĩnh Phối sinh năm 1938 tại Huế. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa (1958) và khoa Sư phạm (1959) Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn; sau đó học hội họa, điêu khắc ở Học viện Mỹ thuật La Mã và nghiên cứu mỹ thuật ở Viện Đại học La Mã, Italia (1960 - 1966).

Họa sĩ Vĩnh Phối tại Triển lãm mỹ thuật “Rong chơi” TP Đà Nẵng năm 2014

Ông từng là Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế (1967 - 1975) và nguyên Hiệu phó Trường Đại học Nghệ thuật Huế (1976 - 1999). Sau thời gian lâm bệnh, họa sĩ vừa qua đời vào sáng 17.7.2017 tại nhà riêng số 12 Bạch Đằng, TP Huế.

Là người có những đóng góp rất lớn trong đào tạo mỹ thuật, người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ họa sĩ không chỉ tại Huế mà tại cả miền Trung, họa sĩ Vĩnh Phối thường luôn công tâm, tinh tế, chuẩn xác trong việc cảm nhận, đánh giá tài năng, tay nghề, tính cách của học trò mình khi viết về họ trên báo chí hoặc trong những lời giới thiệu về những cuộc triển lãm mỹ thuật. Tuy nhiên, trên hết, ông là một nghệ sĩ sáng tác bền bỉ và kiên trì với dòng tranh trừu tượng. Ông đã tham gia hàng chục cuộc triển lãm tập thể trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều triển lãm quốc tế: vòng quanh nước Ý trong hai năm 1961-1962; triển lãm Bienale Saint Paolo, Brazil,1969; triển lãm Mỹ thuật đương đại Salon Wargram, Paris, Pháp 1993; Trại sáng tác các nghệ sĩ quốc tế tại Saint Henri - Toulouse, Pháp; triển lãm bốn trường đại học Mỹ thuật Huế, Hà Nội, Chiangmai, và Silpakorn, tại Bangkok 1994...

Mặc dù thời gian học mỹ thuật ở Italia dài hơn ở Việt Nam, các trào lưu nghệ thuật châu Âu đã ảnh hưởng khá nhiều đến sáng tác, nhưng nhiều người cho rằng, điểm đến cuối cùng của Vĩnh Phối vẫn là văn hóa truyền thống dân tộc, trong đó có sự hòa hợp giữa Á Đông và Âu Tây. Sự hòa hợp này được thể hiện khá rõ qua các tác phẩm Chiến sĩ Đông Sơn, Hùng Vương, Ngựa đá lăng Gia Long, Ngọ Môn Huế, Dòng Hương giang, Lễ hội hoa đăng… Theo lời kể những người cùng thời họa sĩ Vĩnh Phối, vào năm 1973 giới nghệ sĩ, trí thức yêu nước ở Huế đã thành lập Ủy ban dựng tượng danh nhân, nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa bình, họa sĩ Vĩnh Phối được tôn vinh làm Chủ tịch. Trong đó, tác phẩm đầu tiên là tượng nhà yêu nước Phan Bội Châu, được tạo hình ngay trong khuôn viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Sau ba chìm bảy nổi, pho tượng đồng đồ sộ này đã được dựng ở công viên bên bờ sông Hương, ngay đầu cầu Trường Tiền.

Sau Tôn Thất Văn, Dương Đình Sang, Bửu Chỉ, Đinh Cường…, sự ra đi của họa sĩ Vĩnh Phối một lần nữa đã góp phần để lại một khoảng trống lớn lao không dễ dàng bù đắp với mỹ thuật Huế và miền Trung. 

Trần Trung Sáng

Theo Báo Văn hoá online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày