Ngắm đôi bờ sông Hương trên thuyền rồng Ngự Hương giá hàng chục tỉ
Lượt đọc 1573Ngày cập nhật 3:04 22/03/2022

Sắp đến, khách du lịch khi đến Huế sẽ có cơ hội ngắm cảnh đôi bờ sông Hương trên thuyền rồng có giá hàng chục tỉ mỗi chiếc.

 

Sau khi đi vào hoạt động, 4 chiếc thuyền rồng có tên Ngự Hương của ông Nguyễn Khắc Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khắc Hùng (trụ sở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ là một trong các chiếc thuyền rồng đẹp và có giá trị lớn nhất ở Huế. Ảnh: P. Đạt.

Sau khi đi vào hoạt động, 4 chiếc thuyền rồng có tên Ngự Hương của ông Nguyễn Khắc Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khắc Hùng (trụ sở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ là một trong các chiếc thuyền rồng đẹp và có giá trị lớn nhất ở Huế. Ảnh: P. Đạt.

4 chiếc thuyền này, gồm Ngự Hương 1 và 2 với thiết kế chở 48 khách/chiếc; Ngự Hương 3 và 4 là 16 khách/chiếc. Các thuyền đang neo đậu trên sông Hương để hoàn thiện các thủ tục trước khi chính thức hoạt động du lịch. Ảnh: P. Đạt.
4 chiếc thuyền này, gồm Ngự Hương 1 và 2 với thiết kế chở 48 khách/chiếc; Ngự Hương 3 và 4 là 16 khách/chiếc. Các thuyền đang neo đậu trên sông Hương để hoàn thiện các thủ tục trước khi chính thức hoạt động du lịch. Ảnh: P. Đạt.
Theo thống kê, đang có hơn 100 thuyền rồng hoạt động trên sông Hương. Ông Lê Xuân Sơn - Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 13 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thuyền rồng du lịch trên sông Hương xuất hiện từ năm 1994 - 1995 với 2 chiếc đầu tiên của Công ty du lịch Hương Giang và sau đó người dân sống trên sông nước đóng, cải hoán để chở khách du lịch. Chất liệu làm chủ yếu vỏ kim loại và các thuyền đều đứng tên hợp tác xã để hoạt động và sắp ngưng hoạt động vì hết niên hạn sử dụng. Ảnh: P. Đạt.
Theo thống kê, đang có hơn 100 thuyền rồng hoạt động trên sông Hương. Ông Lê Xuân Sơn - Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 13 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thuyền rồng du lịch trên sông Hương xuất hiện từ năm 1994 - 1995 với 2 chiếc đầu tiên của Công ty du lịch Hương Giang và sau đó người dân sống trên sông nước đóng, cải hoán để chở khách du lịch. Chất liệu làm chủ yếu vỏ kim loại và các thuyền đều đứng tên hợp tác xã để hoạt động và sắp ngưng hoạt động vì hết niên hạn sử dụng. Ảnh: P. Đạt.
Phần lớn, hiện tại thuyền rồng chở du khách mà trên thuyền áo quần treo nhếch nhác, gia đình cùng sinh sống trên đó, phục vụ không chuyên nghiệp. Việc Công ty Khắc Hùng đóng những chiếc thuyền sẽ góp phần cho du lịch Huế phát triển, lấy được nhiều tiền của du khách bằng những dịch vụ xứng tầm. Ảnh: P. Đạt.
Phần lớn, hiện tại thuyền rồng chở du khách mà trên thuyền áo quần treo nhếch nhác, gia đình cùng sinh sống trên đó, phục vụ không chuyên nghiệp. Việc Công ty Khắc Hùng đóng những chiếc thuyền sẽ góp phần cho du lịch Huế phát triển, lấy được nhiều tiền của du khách bằng những dịch vụ xứng tầm. Ảnh: P. Đạt.
“Du lịch trên sông Hương không còn mới mẻ, mấy chục năm nay khách đến là đi thuyền rồng nhưng nay thuyền đã cũ kỹ, dịch vụ kém, không đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Đây là sản phẩm mà tôi chạy vạy kinh phí để làm bằng cả tâm huyết của mình nhằm góp sức nhỏ cho du lịch Huế phát triển hơn” – ông Hùng nói. Ảnh: P. Đạt.
“Du lịch trên sông Hương không còn mới mẻ, mấy chục năm nay khách đến là đi thuyền rồng nhưng nay thuyền đã cũ kỹ, dịch vụ kém, không đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Đây là sản phẩm mà tôi chạy vạy kinh phí để làm bằng cả tâm huyết của mình nhằm góp sức nhỏ cho du lịch Huế phát triển hơn” – ông Hùng nói. Ảnh: P. Đạt.
Ông Hùng cho biết năm 2017, công ty ông đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Bát Sơn Lộng Nguyệt - Tám Núi Vớn Trăng tại xã Lộc Điền huyện Phú Lộc. Đây là điểm kết hợp nghĩ dưỡng cho du khách thưởng ngoạn du thuyền từ sông Hương về Đầm phá và ngược lại. Vì vậy, ông Hùng dự định đóng thêm thuyền du lịch phục vụ du khách qua đêm với kinh phí trên 100 tỉ đồng để khai thác du lịch. Ảnh: P. Đạt.
Ông Hùng cho biết năm 2017, công ty ông đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Bát Sơn Lộng Nguyệt - Tám Núi Vớn Trăng tại xã Lộc Điền huyện Phú Lộc. Đây là điểm kết hợp nghĩ dưỡng cho du khách thưởng ngoạn du thuyền từ sông Hương về Đầm phá và ngược lại. Vì vậy, ông Hùng dự định đóng thêm thuyền du lịch phục vụ du khách qua đêm với kinh phí trên 100 tỉ đồng để khai thác du lịch. Ảnh: P. Đạt.
Nội thất bên trong của Ngự Hương 1. Ảnh: P. Đạt.
Nội thất bên trong của Ngự Hương 1. Ảnh: P. Đạt.
Mỗi chiếc Ngự Hương này có giá từ 10 đến trên 20 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động sẽ giúp cho du khách khi đến Huế có cơ hội thưởng ngoạn trên sông Hương một cách chuyên nghiệp và ưng ý nhất. Ảnh: P. Đạt.
Mỗi chiếc Ngự Hương này có giá từ 10 đến trên 20 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động sẽ giúp cho du khách khi đến Huế có cơ hội thưởng ngoạn trên sông Hương một cách chuyên nghiệp và ưng ý nhất. Ảnh: P. Đạt.
Mỗi chiếc Ngự Hương này có giá từ 10 đến trên 20 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động sẽ giúp cho du khách khi đến Huế có cơ hội thưởng ngoạn trên sông Hương một cách chuyên nghiệp và ưng ý nhất. Ảnh: P. Đạt.

Mỗi chiếc Ngự Hương này có giá từ 10 đến trên 20 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động sẽ giúp cho du khách khi đến Huế có cơ hội thưởng ngoạn trên sông Hương một cách chuyên nghiệp và ưng ý nhất. Ảnh: P. Đạt.

PHÚC ĐẠT\

Theo Lao động online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày