Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 14.110
Truy cập trong tháng: 48.647
Truy cập trong năm: 1.136.540
Tổng lượt truy cập: 6.328.918
Lượt truy cập hiện tại: 1.457

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đông đảo du khách đến di tích Hải Vân Quan ngày đầu mở cửa
Lượt đọc 455Ngày cập nhật 8:33 02/08/2024

Sau 3 năm đóng cửa để trùng tu, đã có đông đảo người dân, du khách đến tham quan di tích Hải Vân Quan trong ngày đầu tiên mở cửa đón khách trở lại.

Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón chào du khách tham quan sau hơn 2 năm được trùng tu bởi tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
Ngày 1.8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau gần 3 năm được trùng tu.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Văn Tuấn, di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Trong thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Văn Tuấn, di tích Hải Vân Quan mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Trong thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
Việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dựa trên các hồ sở khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng nhằm giữ được giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của di tích Hải Vân Quan. Các hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình thì sẽ có phương án trùng tu về sau.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đơn vị này dựa trên các hồ sở khảo sát, tư liệu khảo cổ để xây dựng phương án trùng tu phù hợp đối với các hạng mục công trình còn nguyên trạng, nhằm giữ được giá trị kiến trúc lịch sử quân sự của di tích Hải Vân Quan. Sẽ có phương án trùng tu về sau cho các hạng mục chưa có tư liệu hoặc nghiên cứu trên địa hình.
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá.
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá.
“Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Chúng tôi phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan” - lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nói.
“Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Chúng tôi phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan” - lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nói.
Theo ghi nhận, có đông đảo du khách đến với di tích Hải Vân Quan trong ngày đầu mở cửa trở lại sau 3 năm trùng tu.
Theo ghi nhận, có đông đảo du khách đến với di tích Hải Vân Quan trong ngày đầu mở cửa trở lại sau 3 năm trùng tu.
Bạn Minh Sang (TP. Huế) cho biết, biết được di tích Hải Vân Quan mở cửa trở lại từ 1.8 nên chị và nhóm bạn cùng vượt hàng chục km để đến khám phá di tích này. “Sau trùng tu, di tích rất đẹp. Đứng góc nào cũng có ảnh đẹp, được ngắm trọn TP. Đà Nẵng cũng như núi rừng và biển ở phía Thừa Thiên Huế. “Đặc biệt, vì làm công việc liên quan đến du lịch nên thông tin lịch sử gắn liền với di tích Hải Vân Quan cũng được mình quan tâm để thời gian tới có thể giới thiệu đến bạn bè cũng như du khách” - bạn Sang nói.
Bạn Minh Sang (TP. Huế) cho biết, biết được di tích Hải Vân Quan mở cửa trở lại từ 1.8 nên chị và nhóm bạn cùng vượt hàng chục km để đến khám phá di tích này. “Sau trùng tu, di tích rất đẹp. Đứng góc nào cũng có ảnh đẹp, được ngắm trọn TP. Đà Nẵng cũng như núi rừng và biển ở phía Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, vì làm công việc liên quan đến du lịch nên mình cũng quan tâm thông tin lịch sử gắn liền với di tích Hải Vân Quan, để thời gian tới có thể giới thiệu đến bạn bè cũng như du khách” - bạn Sang nói.
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ gần 500 mét so với mực nước biển. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công, được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ gần 500 mét so với mực nước biển. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công, được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
Vào tháng 12.2021, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách (TP Đà Nẵng 50%, tỉnh Thừa Thiên Huế 50%).

Vào tháng 12.2021, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách (TP Đà Nẵng 50%, tỉnh Thừa Thiên Huế 50%).

PHÚC ĐẠT

 
Theo Lao động online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày