Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 13.894
Truy cập trong tháng: 48.431
Truy cập trong năm: 1.136.324
Tổng lượt truy cập: 6.328.702
Lượt truy cập hiện tại: 1.423

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế
Lượt đọc 83Ngày cập nhật 4:51 14/11/2024

Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế được công nhận bảo vật Quốc gia 2012 và được vinh danh là di sản tư liệu thế giới vào tháng 5/2024.

 

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 1.

Vào tháng 5/2024, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10, Uỷ ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia.

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 2.

Theo thông tin từ phòng Nghiên cứu cứu khoa học thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cung cấp, Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12/1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện.

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 3.

Trải qua 200 năm, đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, song đến nay, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Đây là những bản nguyên gốc và cũng là bản duy nhất, từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 4.

Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9, “Chín tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ; Chín ngọn núi lớn; Chín con sông lớn; Chín sông đào và sông khác; Chín cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; Chín con thú lớn bốn chân; Chín con vật linh; Chín loài chim; Chín loại cây lương thực; Chín loại rau, củ; Chín loại hoa; Chín loại cây lấy quả; Chín loại dược liệu quí; Chín loại cây thân gỗ; Chín loại vũ khí; Chín loài cá, ốc, côn trùng; Chín loại thuyền, xe, cờ”.

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 5.
Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 6.
 
Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 7.

Cửu đỉnh không chỉ là hình trang trí đơn thuần mà thực sự là một bộ cẩm nang có minh họa và chú thích đầu tiên của nước ta về sự đa dạng sinh học. Trong số 162 họa tiết chạm nổi trên các đỉnh đồng của nhà Nguyễn ở Huế, có tới 90 hình ảnh là về các loài động thực vật đặc trưng của Việt Nam. Đặc biệt, trong 9 đỉnh có 3 đỉnh vua Minh Mạng cho khắc hình tượng về biển để thể hiện bao quát về biển đảo nước Việt: Biển Đông ở Cao đỉnh; biển Nam ở Nhân Đỉnh và biển Tây ở Chương đỉnh, là 3 cái đỉnh to cao nhất và quan trọng nhất.

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 8.

Cửu đỉnh đạt đến trình độ tinh xảo nhất của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỷ XIX. Bằng tất cả sự khéo léo tài nghệ, thợ đúc đồng Huế đã đúc nên tuyệt tác, làm cho người châu Âu phải kinh ngạc thán phục suốt gần 200 năm qua.

 

Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế- Ảnh 9.

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng, điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, một điểm đến tám di sản. Đây cũng là nền tảng và là món quà để khẳng định mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bản sắc văn hóa Huế.

Lê Kông

Theo Tạp chí điện tử Người đưa tin
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày