Danh mục

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chiêm ngưỡng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng xứ Huế
Lượt đọc 1047Ngày cập nhật 2:45 28/02/2023

Thừa Thiên Huế - Đến với làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) không thể không nhắc đến một loại hình tranh dân gian tồn tại đã hơn 400 năm với một vẻ đẹp rất riêng. Tranh dân gian Làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

Tranh làng Sình được biết tới là một trong những nhân chứng sống có bề dày lịch sử lâu đời ở xứ kinh kỳ. Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm của thời gian, tranh làng Sình ngày nay vẫn còn tồn tại và được gìn giữ phát triển. Ảnh: Phúc Đạt.
Tranh làng Sình được biết tới là một trong những nhân chứng sống có bề dày lịch sử lâu đời ở xứ kinh kỳ. Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm của thời gian, tranh làng Sình ngày nay vẫn còn tồn tại và được gìn giữ phát triển. Ảnh: Phúc Đạt.
Ông Kỳ Hữu Phước, nghệ nhân làm tranh có tiếng tại làng Sình. Ảnh: Phúc Đạt.
Ông Kỳ Hữu Phước - nghệ nhân làm tranh có tiếng tại làng Sình đang say sưa tạo ra những bức tranh đầy thẩm mỹ. Ảnh: Phúc Đạt.
“Với gia đình tôi, nghề làm tranh dân gian đã trở thành một công việc không thể thay đổi, đến đời tôi là thế hệ thứ 9 vẫn duy trì được truyền thống làm nghề, bởi nó mang rất nhiều ý nghĩa tinh thần, đồng thời là niềm tự hào của gia đình tôi cũng như tất cả các nghệ nhân khác ở làng Sình” - Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước bộc bạch. Ảnh: Phúc Đạt.
“Với gia đình tôi, nghề làm tranh dân gian đã trở thành một công việc không thể thay đổi, đến đời tôi là thế hệ thứ 9 vẫn duy trì được truyền thống làm nghề, bởi nó mang rất nhiều ý nghĩa tinh thần, đồng thời là niềm tự hào của gia đình tôi cũng như tất cả các nghệ nhân khác ở làng Sình” - Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước bộc bạch. Ảnh: Phúc Đạt.
Từ xưa đến nay, tranh làng Sình chia làm 3 thể loại chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh con vật. Tranh nhân vật thường là tranh thế mạng hoặc các tranh trang ông, trang bà, trang bếp, đó là những vị thần bổn mạng bảo trợ cho gia chủ. Tranh đồ vật là tranh in hình các loại áo quần, khí dụng như cung tên hoặc các loại tế phẩm như áo ông, áo bà, áo binh có in hoa văn trang trí. Tranh con vật là những bức in hình 12 con giáp cúng cho tuổi của mỗi gia chủ để cầu cho vật nuôi tránh được dịch bệnh hoặc cầu mong cho chúng không giáng họa cho con người. Ảnh: Phúc Đạt.
Từ xưa đến nay, tranh làng Sình chia làm 3 thể loại chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh con vật. Tranh nhân vật thường là tranh thế mạng hoặc các tranh trang ông, trang bà, tranh bếp, đó là những vị thần bổn mạng bảo trợ cho gia chủ. Tranh đồ vật là tranh in hình các loại áo quần, khí dụng như cung tên hoặc các loại tế phẩm như áo ông, áo bà, áo binh có in hoa văn trang trí. Tranh con vật là những bức in hình 12 con giáp cúng cho tuổi của mỗi gia chủ để cầu cho vật nuôi tránh được dịch bệnh hoặc cầu mong cho chúng không giáng họa cho con người. Ảnh: Phúc Đạt.
Để có một bức tranh chuẩn chỉ, các nghệ nhân phải thực hiện đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Ảnh: Phúc Đạt.
Để có một bức tranh chuẩn chỉ, các nghệ nhân phải thực hiện đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Ảnh: Phúc Đạt.
“Giấy dó được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy. Không riêng việc quét hồ điệp lên giấy mà pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít công phu. Các gam màu sử dụng trong tranh làng Sình đều được làm từ cây cỏ và có đủ loại màu” – ông Phước chia sẻ. Ảnh: Phúc Đạt.
“Giấy dó được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy. Không riêng việc quét hồ điệp lên giấy mà pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít công phu. Các gam màu sử dụng trong tranh làng Sình đều được làm từ cây cỏ và có đủ loại màu” – ông Phước chia sẻ. Ảnh: Phúc Đạt.
Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên. Ảnh: Phúc Đạt.
Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên. Ảnh: Phúc Đạt.
Bằng khen, chứng nhận vinh danh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Ảnh: Phúc Đat.
Bằng khen, chứng nhận vinh danh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Ảnh: Phúc Đạt.
Không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tranh, du khách còn được nghệ nhân hướng dẫn, tự tay làm ra những sản phẩm đơn giản nhưng không kém phần đặc sắc. Ảnh: Phúc Đạt.

Không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tranh, du khách còn được nghệ nhân hướng dẫn, tự tay làm ra những sản phẩm đơn giản nhưng không kém phần đặc sắc. Ảnh: Phúc Đạt.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN

Theo Lao động online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày