Danh mục

Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 36.129
Truy cập trong tháng: 108.002
Truy cập trong năm: 466.381
Tổng lượt truy cập: 5.658.759
Lượt truy cập hiện tại: 783

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Mạng xã hội góp phần phát triển văn hóa đọc
Lượt đọc 1579Ngày cập nhật 11:08 15/02/2023

(TVH) - Trong kỷ nguyên số, mọi lĩnh vực, ngành nghề đang có sự chuyển mình rõ rệt để thích ứng. Ngành văn hóa nói chung và việc phát triển văn hóa đọc nói riêng cũng không ngoại lệ với nhiều ứng dụng và mạng xã hội liên tục được đổi mới nhằm mục tiêu phát triển phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số.

Nhìn lại khoảng hơn chục năm trước mặc dù phương tiện nghe – nhìn đã rất phát triển nhưng internet và mạng xã hội chưa bùng nổ như hiện nay thì sách vẫn là phương tiện và là công cụ ngắn nhất, nhanh nhất để tiếp cập thông tin, tri thức. Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi rất nhiều thói quen của con người trong đó có cả việc đọc sách. Văn hóa đọc bị lấn át bởi văn hóa nghe – nhìn, mạng xã hội thu hút sự chú ý, quan tâm và chi phối đời sống, giải trí của số đông. Việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành đề tài được các nhà quản lý văn hóa tích cực tìm kiếm lời giải.

Trên thế giới, nhiều ứng dụng đọc sách đã trở nên phổ biến như Amazon Kindle, Wattpad, BlueBook, Kho sách nói, ReadEra, Waka…Nhiều nền tảng như Goodreads, Litsy…ra đời không chỉ góp phần phát triển văn hóa đọc, để việc đọc sách trở lại thành thói quen với các bạn trẻ mà còn tạo ra một không gian chia sẻ, kết nối những người yêu sách.

 

Khác với thế hệ trước đọc sách và nghiềm ngẫm, thế hệ trẻ hiện nay có nhu cầu chia sẻ và kết nối những người cùng sở thích. Nằm bắt được nhu cầu đó, các công ty phần mềm không chỉ tạo nên các ứng dụng đọc sách online mà còn xây dựng các trang mạng xã hội để những người có cùng sở thích chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu, kết nối. Tiện ích hơn nữa, mạng xã hội còn giúp người dùng theo dõi thói quen đọc sách, ghi chép lại thời gian đọc để từ đó hình thành thói quen đọc sách. Một số mạng xã hội còn tổ chức các hoạt đọc trực tuyến giới thiệu sách mới, bình chọn sách hay, hoặc tạo ra các thử thách cho người dùng qua các cuộc thi, thử thách số lượng sách đọc nhiều nhất trong năm, review hay nhất về cuốn sách yêu thích…Chính các trang mạng xã hội này đã và đang góp phần không nhỏ trong việc phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam và trên thế giới.

Cùng điểm lại những nền tảng, mạng xã hội được yêu thích và có lượng người dùng lớn nhất hiện nay:

Library Thing: là một thư viện ảo cho phép người dùng lập danh mục những cuốn sách yêu thích, muốn sở hữu, những cuốn sách đã đọc hoặc muốn đọc. Tại Library Thing, người dùng có thể tìm kiếm thông tin về tác giả, review về cuốn sách hoặc để lại đánh giá của mình sau khi đọc sách. Tiện ích lớn nhất của Library Thing là khi người dùng càng chia sẻ nhiều, thì các gợi ý Library Thing đưa ra càng sát với nhu cầu và sẽ để bạn gia nhập vào các nhóm chung sở thích.

Goodreads: Khởi đầu là một nền tảng đánh sách, Goodreads sau đó được phát triển thêm tính năng kết nối, trao đổi, liên lạc giữa các tài khoản đăng ký để tạo thành một mạng xã hội về đọc sách. Goodreads có thể giúp người đọc theo dõi được những cuốn sách trên xu hướng, đề xuất một số cuốn sách mới thuộc thể loại người dùng yêu thích.

Nền tảng này còn có thể theo dõi, xây dựng và phát triển thói quen đọc cho người sử dụng. Thông qua Goodreads, người dùng có thể tham gia một số buổi thảo luận của các câu lạc bộ sách nước ở nước ngoài. Trong một số dịp đặc biệt, những câu lạc bộ này có thể mời một số tác giả đến giao lưu trực tuyến với các thành viên.

Reddit: là một nền tảng có số lượng thành viên lên tới hàng triệu người, chính vì thế người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về một cuốn sách hoặc các đề tài quan tâm. Điều hấp dẫn là Reddit chia thành nhiều chuyên mục từ kinh tế, xã hội. chính trị, văn hóa.. tới vũ trụ, giả tưởng. Mỗi chuyên mục đã có số lượng người đọc lên tới hàng triệu vì thế các cuộc thảo luận, chia sẻ diễn ra vô cùng sôi động hàng ngày.

Litsy: là nền tảng cho phép người đọc tương tác với tác giả thông qua các bài đăng, đánh giá. Listy còn vượt trội khi cho người sử dụng xây dựng các kho sách của riêng mình và chia sẻ nó với những người dùng khác thông qua công nghệ lưu trữ đám may. Một khác biết khiến Litsy nổi trội nữa là việc trích dẫn các cuốn sách được sắp xếp vào thư mục riêng để người đọc tìm kiếm dễ dàng.

BookTok: Được sử dụng trên nền tảng thịnh hành nhất hiện nay là TikTok. Những người dùng Tiktok yêu sách đã dựa vào khả năng lan truyền rộng và độ hot của TikTok để xây dựng các nội dung hay liên quan đến sách. Mặc dù không phải là một mạng xã hội riêng biệt về sách hay đọc sách nhưng hiệu ứng mà BookTok tạo ra đã khiến nhiều cuốn sách bước lên vị trí top đầu về doanh số bán hàng, vì vậy BookTok cũng được xếp vào danh sách những mạng xã hội góp phần phát triển văn hóa đọc tốt nhất hiện nay.

BBT (Theo Trang tin Vụ Thư viện)
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày