Ý kiến của bạn về chất lượng sách tại thư viện?
Thống kê truy cập
Truy cập trong tuần: 32.782
Truy cập trong tháng: 104.655
Truy cập trong năm: 463.034
Tổng lượt truy cập: 5.655.412
Lượt truy cập hiện tại: 270
Công chúa triều Nguyễn bị đổi sang họ mẹ, phế làm thứ dân
Lượt đọc 1871Ngày cập nhật 10:45 05/07/2021

Cũng như quan lại, công chúa triều Nguyễn có thành tích tốt thì được khen thưởng và có lỗi lầm thì sẽ bị trừng phạt tuỳ theo mức độ.

Theo "Từ điển triều Nguyễn" của Võ Hương An, cũng như quan lại, công chúa có thành tích tốt thì được khen thưởng và có lỗi lầm thì sẽ bị trừng phạt tuỳ theo mức độ.

Hình phạt là phạt bổng, cách tước phong, đổi sang họ mẹ, phế làm thứ dân... Cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét và đề nghị lên vua quyết định là Tôn Nhơn Phủ.

Và trường hợp của của Phục Lễ công chúa dưới đây được chép lại trong “Thực lục” và “Thế phả” là một điển hình:

Bà là con gái thứ 35, con gái út của vua Thiệu Trị, tên thật kà Nguyễn Phúc Gia Phúc, sinh năm 1847, được phong làm “Đổng Xuân công chúa”.

Năm 1863, bà lấy chồng là Phò mã Đô uý Nguyễn Lâm, con trai của Võ Hiển điện Đại học sĩ Nguyễn Tri Phương. Năm 1873, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận khi Pháp công thành Hà Nội.

Bà ở goá một thời gian rồi tư thông với Gia Hưng Công Hồng Hưu (anh em khác mẹ), sinh một con gái. Việc bị phát giác năm 1884 dưới triều Kiến Phúc, bà bị cách hết tước vị, phế làm thứ dân, đổi sang họ mẹ.

Dưới triều Hàm Nghi, thấy bà hối cải, Tôn Nhơn Phủ tâu xin khoan hồng, được cho khai phục danh vị “công chúa” nhưng bỏ tước hiệu Đồng Xuân, chỉ được ăn nửa bổng, không được vào cung chầu hầu, con không được tập ấm Hiệu uý.

Năm 1887, triều Đồng Khánh, cho khai phục tước hiệu với đầy đủ quyền lợi nhưng đổi gọi là Phục Lễ công chúa.

Lương bổng là tiền và gạo

Cũng theo Từ điển nhà Nguyễn của Võ Hương An, hoàng nữ cũng như hoàng tử triều Nguyễn đều được cấp lương bổng bằng tiền và gạo.

Đời Gia Long và đầu đời Minh Mạng, nghĩa là từ 1831 trở về trước, số lương bổng cấp cho ai, bao nhiêu là do lòng ưu ái của vua chứ chưa có lệ định ràng.

Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), lương bổng của hoàng tử và hoàng nữ mới thực sự đi vào nề nếp như bảng kê dưới đây:

Từ 1-10 tuổi: 120 quan tiền + 60 phương gạo, trong đó có 10 phương gạo trắng (1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng).

11-21 tuổi: 180 quan tiền +120 phương gạo, trong đó có 18 phương gạo trắng.

22 tuổi trở lên: 300 quan tiền + 120 phương gạo, trong đó có 24 phương gạo trắng.

Và số lương bổng này không tăng thêm sau khi công chúa đi lấy chồng ngoài một lần trợ cấp đặc biệt.

Công chúa có phủ đệ riêng

Ngoài tư trang, công chúa có phủ đệ riêng. Chồng được gọi là phò mã, con cái sinh ra tuy mang họ của chồng nhưng vẫn được gọi là "Mệ", y như con của các hoàng tử.

Đặc biệt, chỉ trường hợp công chúa không có con thì phò mã mới được lấy vợ lẽ.

Ngoài ra, khi cha mẹ chồng qua đời, công chúa chỉ để tang, mặc áo bằng gấu 1 năm thay vì 3 năm như trong dân gian.

Những công chúa tảo vong (chết sớm) hoặc không chồng con, khi chết sẽ được phụng thờ tại đền Triển Thân - nơi được lập ra để thờ các ông hoàng bà chúa vô tự.

TƯỜNG MINH

Theo Lao động online
Các bài viết khác
Xem tin theo ngày